Để làm việc với ngôn ngữ PHP như chũng ta đã biết thì ta cần phải có một môi trường. Ở đây là Apache, mysql đã được tích hợp sẵn vào khi chúng ta cài XAMPP chẳng hạn được gọi là webserver, tuy nhiên có một số fullstack framework nó cung cấp sẵn cho ta môi trường để hoạt động chẳng khác gì khi ta sử dụng XAMPP . Ví dụ đối với ngôn ngữ Ruby thì có Ruby on Rails là một Framework cực kì mạnh mẽ được tích hợp sẵn để chảy độc lập không cần đến webserver riêng.
Laravel cũng là một Fullstack Framework .
Yêu Cầu Cần Thiết Để Cài Được Laravel 5.1
- Phiên bản PHP từ 5.59 trở lên.
- OpenSSL PHP Extension
- Mbstring PHP Extension
- Tokenizer PHP Extension
Để cài được Laravel chúng ta cần sử dụng đến Composer . Các bạn vào trang chủ của composer tải về và cài đặt . https://getcomposer.org/
Chúng ta có 2 cách để tải về Laravel :
- Sử dụng Laravel Installer.
- Sử dụng Composer.
- Tải trực tiếp.
Sử dụng Laravel Installer để cài đặt Laravel 5.1
Trước tiên ta cần tải về Laravel Installer bằng composer
Đảm bảo rằng đường dẫn thư mục ~/.composer/vendor/bin đã được đặt trong biến môi trường PATH của bạn. Cả trên hệ thống Linux và Windows đều dùng biến môi trường là PATH.
Một khi đã cài đặt, dòng lệnh đơn giản laravel new sẽ tạo ra một bản cài đặt Laravel hoàn toàn mới và sạch tại thư mục bạn chỉ định.Ví dụ, laravel new blog sẽ tạo một thư mục tên là blog, chứa một bản Laravel “sạch sẽ như mới” với đầy đủ các gói phụ thuộc. Phương pháp này nhanh hơn cách sử dụng Composer trực tiếp; do trước đó khi cài đặt Laravel Installer, Composer đã tải về Laravel đầy đủ tước đó rồi, khi chạy lệnh laravel new thì nó chỉ copy từ source đó ra thôi.
Sử dụng Composer
Bạn cũng có thể cài Laravel bằng cách sử dụng Composer với tool create-project trên dòng lệnh:
1
|
$ composer create-project laravel/laravel --prefer-dist
|
Cài đặt bằng cách tải về trực tiếp từ Github
Laravel 5.1 lưu trữ source tại Github, do đó, bạn có thể tải về các bản release trên Github, và giải nén file ra, sau đó cập nhật các gói phụ thuộc bằng Composer:
Cách này cũng tốn thời gian không kém cách 2, nhưng bù lại bạn không cần phải nhớ dòng lệnh quá dài như cách 2.
Ngoài cách tải về file zip, bạn cũng có thể dùng git clone mã nguồn Laravel về rồi chạy compser install tương tự như trên.
Chạy Thử Laravel Đầu Tiên
Laravel có đính kèm sẵn một “giả lập webserver”. Để nhanh chóng thấy được Laravel hoạt động, chúng ta không cần cấu hình Apache hay Nginx để làm điều đó mà dùng trực tiếp luôn giả lập này.
Ta cần cấu hình một chút cho Laravel để có thể chạy được ở lần đầu tiên:
Sau khi chạy hai dòng lệnh trên, file cấu hình .env sẽ được tạo ra (copy từ file .env.example), lệnh thứ 2 tạo ra một random key 32 ký tự và set vào trong file .env. Sau khi đã có file .env đúng, ta có thể bắt đầu chạy giả lập:
Ở trên tôi đặt cổng 9999 để chạy thử, bạn có thể thay thế số cổng tùy thích, miễn nhỏ hơn 65k. Dòng thứ 2 là output cho thấy Server đã khởi động.
Bây giờ bạn có thể dùng trình duyệt vào trang web: http://localhost:9999/, trên màn hình sẽ hiện ra dòng chữ “Laravel” rất đẹp. Như vậy bạn đã cài đặt thành công rồi!
Bạn cũng có thể sử dụng giả lập này khi phát triển, nhưng khi triển khai sản phẩm thì không nên sử dụng nhé!
Cấu Hình Để Chạy Với Webserver
Trước khi cấu hình chạy với server, bạn cần tắt giả lập ở trên đi bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl+C.
Với Apache
Ta cần tạo một Apache VirtualHost cho project:
Tôi dùng vi editor, lệnh lưu và thóat là Shift + phím ":" và gõ X nhấn Enter. Nếu bạn dùng trên Windows thì thao tác với Notepad++ rất đơn giản. Nội dung của file cần giống bên dưới:
Trong đó, với DocumentRoot bạn cần chỉ đường dẫn đến thư mục public/ trong project chứ không phải là thư mục gốc của project, giả sử đường dẫn project của bạn là /home/johndoe/projects/myapp .
Lưu file lại và tiếp tục thực hiện như bên dưới:
Fix quyền user chạy Apache
Nếu bạn chạy web server bằng tài khoản johndoe, có thể sẽ cần thay đổi một chút trong phân quyền user và group để tài khoản có quyền đọc, ghi trên project của bạn:
Thay đổi dòng bên dưới để quyết định user được quyền chạy Apache:
Lưu file lại và restart Apache:
Vậy là bạn đã cấu hình xong, giờ thử truy cập vào http://localhost:9999/ để xem trang web, nếu trang hiển thị như hình Laravel ở trên là bạn đã cấu hình thành công.
Với Nginx
Giả sử bạn đã có server Nginx được cài đặt như ở đây. Ta có thể cấu hình để chạy với project Laravel như sau:
Tạo file cấu hình myapp.conf
Sau khi tạo xong, chỉnh sửa 1 chút cho file nginx.conf
Nạp lại cấu hình Nginx để chạy cấu hình mới:
Bạn có thể kiểm tra hoạt động bằng cách truy cập đường dẫn localhost:9999/ trên trình duyệt. Nếu màn hình hiện ra như ở phần chạy giả lập thì bạn đã thành công rồi nhé! Chúc mừng!
Xem thêm video hướng dẫn cài đặt Laravel :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét